Gamifa

GÓC KIẾN THỨC

Chiến lược phát triển doanh nghiệp trong kinh doanh

Chiến lược phát triển doanh nghiệp trong kinh doanh

Trong xã hội hiện đại, có một sự thật không thể chối bỏ là môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng trở nên mạnh mẽ và khốc liệt. Do đó, việc xây dựng và duy trì sự tăng trưởng đòi hỏi một chiến lược phát triển doanh nghiệp chặt chẽ và đáng tin cậy. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những câu hỏi quan trọng xoay quan chủ đề này để tìm ra giải pháp hiệu quả nhất.

Chiến lược phát triển doanh nghiệp có giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh trên thị trường không?

Chiến lược phát triển doanh nghiệp chính là chiếc la bàn định hướng để doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh và định hình hướng đi tương lai. Điều này liên quan đến cách doanh nghiệp nhận ra và tận dụng các cơ hội và đối mặt với thách thức trong môi trường kinh doanh biến động và thay đổi liên tục. Chiến lược phát triển này không chỉ đơn giản là một kế hoạch ngắn hạn, mà là một quá trình liên tục, linh hoạt và linh động, yêu cầu sự hiểu biết sâu sắc về thị trường, đối thủ, và nguồn lực nội bộ.

Chiến lược phát triển doanh nghiệp cũng liên quan đến việc quản lý rủi ro, đảm bảo sự bền vững và thích ứng với môi trường kinh doanh biến động. Để đưa ra được chiến lược đúng đắn, cụ thể, chủ doanh nghiệp cần nắm rõ và tận dụng tối đa những ưu điểm cạnh tranh của mình so với đối thủ, xác định đối tượng khách hàng, phân loại sản phẩm, dịch vụ phù hợp với từng nhóm khách hàng khác nhau

Cần xem xét các yếu tố nào trước khi lập chiến lược phát triển doanh nghiệp?

USP

Để xây dựng một chiến lược kinh doanh hiệu quả, việc xác định USP (Unique Selling Proposition – Điểm Bán Hàng Độc Nhất) là quan trọng nhất. USP là đặc điểm nổi bật và duy nhất mà doanh nghiệp của bạn mang lại, làm cho bạn khác biệt và độc đáo so với đối thủ cạnh tranh. Tìm ra và làm nổi bật USP sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra ấn tượng mạnh mẽ và thu hút khách hàng.

Để làm nổi bật USP, bạn cần hiểu rõ insight của khách hàng, sau đó cho họ thấy vì sao sản phẩm của bạn sẽ là giải pháp cho những mong muốn của họ.

Sự sáng tạo và đột phá

Giữa hàng ngàn những đối thủ đang giành giật từng một khách hàng với bạn,  sự sáng tạo và đột phá là yếu tố quyết định giúp doanh nghiệp của bạn nổi bật trong môi trường cạnh tranh. Sự sáng tạo có thể xuất phát từ việc phát triển sản phẩm, dịch vụ, hoặc chiến lược tiếp thị mới. Ngoài ra, việc tìm kiếm những phân khúc thị trường chưa được khám phá và áp dụng những ý tưởng mới sẽ tạo ra lợi thế to lớn của người dẫn đầu.

Quy mô kinh doanh

Sở dĩ quy mô kinh doanh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc định hình chiến lược là vì thông qua việc xác định phạm vi hoạt động, doanh nghiệp của bạn sẽ phân bổ được nguồn lực hiệu quả hơn. Nếu quy mô hoạt động lớn, ngân sách cần cao hơn và chiến lược phát triển sẽ mang tính quy mô lớn hơn. 

Ví dụ, với một doanh nghiệp đặt mục tiêu vào thị trường địa phương sẽ tiêu tốn ít nguồn lực của bạn hơn so với thị trường toàn quốc. Do vậy, trước khi phát triển một chiến lược nào đó, hãy đảm bảo bạn có đủ năng lực để phục vụ thị trường này.

Như vậy, để xây dựng một chiến lược kinh doanh thành công, cần tập trung vào việc làm nổi bật USP, đặt ra mục tiêu rõ ràng, áp dụng sự sáng tạo và đột phá, cũng như xác định quy mô kinh doanh phù hợp.

Tại sao việc nghiên cứu thị trường và phân tích SWOT là quan trọng trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển?

Phân tích SWOT là một kĩ thuật để doanh nghiệp đánh giá những Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities), và Thách thức (Threats) trong cả bản thân và môi trường kinh doanh. Mô hình này đóng vai trò quan trọng  để bạn có được bức tranh toàn cảnh về tình hình bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp.

Kết quả từ phân tích SWOT sẽ cung cấp thông tin quan trọng để bạn xây dựng các chiến lược doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp nhận ra, đồng thời tận dụng những điểm mạnh của mình, khai thác cơ hội trên thị trường, và giảm thiểu những rủi ro. Thông qua phân tích SWOT, các doanh nghiệp có thể xây dựng những chiến lược nhằm cải thiện vị thế cạnh tranh, tận dụng thị trường mới, phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ, và thậm chí làm giảm thiểu ảnh hưởng của những thách thức, khó khăn mà họ có thể gặp phải.

Có thể tích hợp chiến lược tiếp thị vào chiến lược phát triển doanh nghiệp hay không?

Việc tích hợp chiến lược tiếp thị cùng chiến lược phát triển khách hàng không chỉ giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh mạnh mẽ trên thị trường mà còn tạo ra một cơ sở khách hàng trung thành, tăng cường tương tác .

Trong việc kết hợp chiến lược tiếp thị, doanh nghiệp có thể tập trung vào việc xây dựng nhận thức thương hiệu mạnh mẽ thông qua các chiến dịch quảng cáo, truyền thông và quảng bá. Điều này giúp tăng cường sự nhận thức của khách hàng về sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp và tạo ra ấn tượng tích cực từ phía họ. Các chiến lược tiếp thị có thể kết hợp cùng chiến lược phát triển doanh nghiệp là chăm sóc khách hàng, chính sách giảm giá, và các ưu đãi đặc biệt có thể thúc đẩy sự hài lòng của khách hàng và tạo ra lòng trung thành.

Có nên mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh trong chiến lược phát triển doanh nghiệp không?

Nếu doanh nghiệp của bạn đã đủ vững mạnh, việc mở rộng quy mô trong việc phát triển doanh nghiệp là điều hoàn toàn hợp lý. Đây là cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận các thị trường mới, khách hàng mới, và mở rộng dải sản phẩm hoặc dịch vụ. Điều này không chỉ mang lại nguồn thu nhập mới mà còn giúp  rủi ro, giảm thiểu sự phụ thuộc vào một thị trường hay một sản phẩm cụ thể.

Tuy nhiên, để thành công trong chiến lược mở rộng, doanh nghiệp của bạn cần phải đảm bảo rằng họ đã thực hiện nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng, hiểu rõ về văn hóa kinh doanh địa phương và áp dụng chiến lược tiếp thị phù hợp để không bị rơi vào suy thoái.

Lợi ích của việc đổi mới trong chiến lược phát triển doanh nghiệp là gì?

Cải tiến sản phẩm và dịch vụ là yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển doanh nghiệp vì nó mang lại nhiều lợi ích quan trọng và quyết định sự thành công của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh ngày nay. Dưới đây là một số lý do chính:

Đáp ứng nhu cầu khách hàng

Cải tiến sản phẩm và dịch vụ đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có khả năng hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Bằng cách cập nhật và nâng cấp sản phẩm/dịch vụ, doanh nghiệp có thể đảm bảo rằng họ đang cung cấp giải pháp hoặc trải nghiệm tốt nhất cho đối tượng khách hàng mục tiêu.

Giữ chân khách hàng

Sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, và khách hàng ngày càng yêu cầu cao hơn. Bằng cách cải tiến liên tục, doanh nghiệp có thể giữ chân khách hàng hiện tại và thu hút được thêm khách hàng mới. Khả năng cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ mới và cải tiến sẽ làm cho doanh nghiệp trở nên hấp dẫn và cạnh tranh hơn.

Duy trì sự đổi mới

Thị trường không ngừng thay đổi và phát triển. Để không bị lạc hậu, doanh nghiệp cần liên tục cải tiến và đổi mới sản phẩm và dịch vụ. Điều này giúp doanh nghiệp duy trì sự linh hoạt và sẵn sàng đối mặt với các thách thức và cơ hội mới.

Tạo ra giá trị gia tăng

Sự cải tiến không chỉ tạo ra giá trị cho khách hàng mà còn tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. Sản phẩm và dịch vụ được cải tiến có thể được giá cao hơn, mang lại lợi nhuận tốt hơn và đồng thời củng cố vị thế thương hiệu của doanh nghiệp.

Thích ứng với xu hướng thị trường

Xu hướng thị trường thay đổi nhanh chóng, từ sự phát triển công nghệ đến sự thay đổi trong lối sống của khách hàng. Cải tiến sản phẩm và dịch vụ giúp doanh nghiệp linh hoạt thích ứng với những biến động này và duy trì sự phù hợp với yêu cầu thị trường.

Tóm lại, cải tiến sản phẩm và dịch vụ là một phần quan trọng của chiến lược phát triển doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp không chỉ duy trì mà còn tăng cường vị thế cạnh tranh và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

Làm thế nào chiến lược phát triển doanh nghiệp có thể đáp ứng các yêu cầu biến đổi của môi trường kinh doanh?

Để có thể đáp ứng được sự thay đổi trong bối cảnh kinh doanh và nhu cầu của khách hàng, một trong những phương pháp hiệu quả nhất là đưa công nghệ mới vào chiến lược sản phẩm và dịch vụ, nhờ đó có thể giúp doanh nghiệp duy trì sự cạnh tranh. 

Áp dụng công nghệ ở đây với ý nghĩa là bao gồm việc áp dụng công nghệ tiên tiến để cải thiện hiệu suất, tối ưu hóa quy trình sản xuất, và tăng cường trải nghiệm khách hàng thông qua các nền tảng kỹ thuật số. Điều này là đúng đắn vì theo sự phát triển của thời đại, doanh nghiệp nào không có công nghệ sẽ rất dễ bị đào thải. Đồng thời, chiến lược phát triển cần đặc biệt chú trọng vào việc nắm bắt xu hướng thị trường và nắm bắt thay đổi trong hành vi của khách hàng để đảm bảo sự linh hoạt và đáp ứng kịp thời.

Các chiến lược phát triển doanh nghiệp hiệu quả

Chiến lược thâm nhập thị trường

Mục tiêu chính của chiến lược này là thu hút khách hàng từ các đối thủ cạnh tranh và tạo điều kiện để họ chuyển đổi sự quan tâm thành sự mua sắm thường xuyên hơn đối với sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

Một trong những phương pháp phổ biến để thâm nhập thị trường là giảm giá và khuyến mãi là một cách hiệu quả để thu hút sự chú ý của khách hàng và tạo ra động lực cho họ để chuyển đổi sang sử dụng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. 

Đa dạng hóa sản phẩm

Đa dạng sản phẩm là chiến lược mà rất nhiều doanh nghiệp theo đuổi. Do mức sống của người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu của họ cũng thay đổi liên tục và đòi hỏi cao hơn về chất lượng. Vì thế, chiến lược phát triển doanh nghiệp cần có liên quan chặt chẽ đến việc cải tiến sản phẩm

Áp dụng công nghệ hiện đại

Phát triển doanh nghiệp không chỉ là việc phát triển sản phẩm để phục vụ khách hàng mà còn liên quan đến cách thức vận hành bên trong doanh nghiệp. Công nghệ đang đóng một vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa vận hành và phát triển doanh nghiệp. Những công việc mang tính đơn giản và lặp lại hàng ngày đang dần được thay thế bởi máy móc hiện đại. Do vậy, cải tiến cơ chế làm việc bằng cách áp dụng công nghệ sẽ giúp doanh nghiệp của bạn giảm thiểu đáng kể chi phí nhân sự và nâng cao hiệu suất làm việc.

Ví dụ, thay vì mở cửa hàng offline và kinh doanh truyền thống, bạn có thể phát triển ứng dụng di động và website cho phép đặt hàng trực tuyến mang lại sự thuận tiện cho người tiêu dùng, giúp họ dễ dàng tiếp cận sản phẩm và dịch vụ mọi nơi, mọi lúc. Điều này không chỉ mở rộng thị trường tiềm năng mà còn tăng cường khả năng tương tác và giao tiếp với khách hàng.

Khai thác nền tảng trực tuyến

Trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0, sự chuyển đổi của tương tác con người đang dần dịch chuyển sang diễn ra trên các nền tảng số. Theo số liệu thống kê, mỗi khách hàng ở Việt Nam thực hiện hơn 100 giao dịch mua sắm trực tuyến mỗi năm. Điều này cho thấy sự quan trọng của việc phát triển chiến lược kinh doanh online và bán hàng trực tuyến cho các doanh nghiệp.

Bán hàng trực tuyến mang lại khả năng tiếp cận những khách hàng vượt trội so với cửa hàng truyền thống, vì bạn có thể bán hàng liên tục 24/7 mà không bị gián đoạn. Do đó, chiến lược phát triển doanh nghiệp có thể được khai thác bằng cách tận dụng các nền tảng khác nhau như trang web chính thức, trang Facebook doanh nghiệp, hay các nền tảng thương mại điện tử khác để mở rộng quy mô kinh doanh và tạo ra các trải nghiệm mua sắm thuận lợi cho khách hàng.

Tiếp thị liên kết

Tiếp thị liên kết (affiliate marketing) là một chiến lược kinh doanh mà bạn thuê các đối tác hợp tác sáng tạo nội dung liên quan và họ sẽ chia sẻ liên kết dẫn đến sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu của bạn. Đây là một cách hiệu quả để tận dụng sức mạnh của cộng đồng, sử dụng tầm ảnh hưởng tập thể để tiếp cận nhiều khách hàng hơn.

Đây là một chiến lược phát triển doanh nghiệp phổ biến vì ngày nay, số lượng các KOL, KOC trên thị trường xuất hiện với tần suất dày đặc. Cùng với đó, xu hướng tiêu dùng của khách hàng là họ thường tìm đến những review sản phẩm của người nổi tiếng trước khi ra quyết định mua hàng. Do vậy, tiếp thị liên kết và một chiến lược hiệu quả để đến gần hơn với khách hàng.

Marketing nội dung

Marketing nội dung, hay còn gọi là content marketing, là một trong những chiến lược phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp rất bền vững. Content marketing tập trung tạo ra những nội dung, bao gồm bài viết, video hay infographic, thật sự hữu ích và có giá trị cho người đọc.

Ưu điểm của chiến lược này là sẽ giúp bạn tạo dựng được sự tin tưởng của khách hàng. Bởi vì khi bạn giúp người đọc giải quyết vấn đề của họ, họ sẽ dần đặt trọn lòng tin vào bạn.Tuy nhiên, để đạt được thành công, bạn cần đầu tư thời gian và chất xám để tạo ra những content có giá trị cho người đọc và có tính chuyển đổi cao.

Đa dạng hóa 

Đa dạng hóa là một chiến lược mạo hiểm khi ra mắt sản phẩm mới ở thị trường mới, và nó được chia thành bốn loại chính:

 

Chiến lược đa dạng hóa Mục tiêu Ví dụ
Đa dạng hóa theo chiều ngang Bổ sung các sản phẩm mới không liên quan đến dòng sản phẩm hiện tại để đáp ứng nhu cầu của khách hàng hiện tại Công ty sản xuất điện thoại thông minh bổ sung thêm loa thông minh hoặc đồng hồ thông minh
Đa dạng hóa theo chiều dọc  Công ty sản xuất các sản phẩm liên quan đến lĩnh vực của tổ chức, phục vụ nhu cầu cao hơn của nhà cung cấp hoặc khách hàng Một công ty xây dựng bắt đầu sản xuất và cung cấp sơn và các vật liệu xây dựng khác để bổ sung vào dây chuyền sản xuất của mình
Đa dạng hóa đồng tâm Liên quan đến việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới với đặc điểm kỹ thuật và thương mại tương đồng với dòng sản phẩm hiện tại Tiệm bánh mở rộng dòng sản phẩm bằng cách thêm vào các món mới có sự liên quan đến lĩnh vực nướng bánh
Đa dạng hóa hỗn hợp Chủ yếu liên quan đến việc cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ mới cho khách hàng mới Mua lại các công ty khác và phát triển sản phẩm không liên quan đến sản phẩm của công ty chính

 

Phổ biến

LOGO GAMIFA